Gan là bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Gan có chức năng chuyển hóa, dự trữ và bài trừ chất độc, nếu gan tổn thương ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Gan là bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Gan có chức năng chuyển hóa, dự trữ và bài trừ chất độc, nếu gan tổn thương ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Tổn thương gan âm thầm, thời gian đầu thường ít biểu hiện thành triệu chứng gì rõ rệt. Do đó, phần lớn bệnh gan thường được phát hiện muộn, tổn thương đã nhiều dẫn đến tình trạng bệnh nguy hiểm, khó chữa trị.

Theo các nhà khoa học hiện nay tỷ lệ bệnh về gan ngày càng có xu hướng tăng. Người ta ví gan là “Trái tim thứ 2” vì lượng máu qua gan gần bằng một nửa lưu lượng máu của cơ thể. Điều đó cho thấy mỗi người tự nhận diện “kẻ thù của lá gan mình” để bảo vệ lá gan khỏe mạnh.

Thực trạng đáng báo động của bệnh gan tại Việt Nam

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố, tạo máu, tiết mật để tiêu hóa thức ăn và thực hiện trên 300 nhiệm vụ quan trọng khác. Gan mang trong mình những nhiệm vụ trọng yếu như vậy nhưng dường như chúng ta vẫn chưa dành cho gan sự quan tâm đúng mực và sự bảo vệ cần thiết. Bằng chứng là các bệnh lý về gan ngày càng gia tăng.

Theo thống kê, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh gan cao và trong những năm gần đây, mỗi năm, Việt Nam có 10.000 ca mắc bệnh gan mới. Theo thống kê 1.4 triệu ca tử vong do virut viêm gan. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan của một số nhóm dân cư là từ 6 – 20% đối với virus viêm gan b và khoảng 0,2 – 4% với virus viêm gan C. Đáng chú ý, Việt Nam cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus viêm gan A, D, E trong số các bệnh nhân viêm gan nhập viện. Điều này chứng tỏ tình trạng viêm gan ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here